icon icon icon

Giờ làm việc: Từ 07h00 đến 20h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

02373.268.666

Phân bón hữu cơ khoáng Lam sơn đối với cây lúa

Đăng bởi CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN LAM SƠN vào lúc 14/12/2017

Năm 2016 Công ty cổ phần Phân bón Lam sơn hợp tác với khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp thuộc trường Đại học Hồng Đức - tỉnh Thanh Hoá thử nghiệm quy trình bón phân tổng hợp (trong đó sản phẩm phân bón hữu cơ khoáng Lam sơn 1 làm nền chính) đối với cây lúa các huyện Ngọc Lặc, Yên Định và Như Xuân và so với đối chứng việc sử dụng phân bón dúi, phân đơn bà con đang sử dụng phổ biến trên địa bàn, với mục tiêu hướng đến sản xuất lúa hữu cơ, canh tác nông nghiệp bền vững.

Đoàn cán bộ khoa Nông - Lâm - Ngư trường Đại học Hồng Đức cùng đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần Phân bón Lam sơn đi kiểm tra mô hình lúa.

 

 

 

Sản phẩm bón lót cho lúa:

                                                      

Kết quả đánh giá:

TT

Nội dung so sánh

Mô hình

(Phân khoáng hữu cơ Lam sơn)

Đối chứng

(Phân hoá học)

1

Khả năng bén rễ, phục hồi sau khi cấy

Tốt, nhanh hơn so đối chứng

2

Khả năng chịu hạn tháng 7

Tốt hơn, lá xanh hơn so với đối chứng

3

Thời kỳ đẻ nhánh

Tốt, hệ số đẻ nhánh cao hơn so đối chứng

4

Thời kỳ làm đòng

Thời gian làm đòng nhanh tương đương

5

Bộ lá

Tốt, xanh bền hơn so với đối chứng

6

Sâu bênh

Sâu cuốn lá nhiều hơn so với đối chứng

7

Số bông hữu hiệu/khóm lúa

20-22

18-21

8

Số hạt/bông

350-400

320-380

9

Tiện lợi trong quá trình sử dụng

Dạng bột, khó bón

Dạng hạt, thuận tiện khi bón

Một số đề nghị:

- Phân bón khoáng hữu cơ Lam sơn nhìn chung có nhiều ưu việt hơn so với phân bón hoá học bà con thường sử dụng: khả năng bén rễ, hồi phục sau khi cấy; hệ số đẻ nhánh và chịu hạn tốt, bộ lá xanh bền hơn nên có tiềm năng năng suất cao hơn. Tuy nhiên cần sản xuất dạng hạn để khắc phục nhược điểm dạng bột khó bón.

- Đối với sản phẩm dạng bột, cần bón lót toàn bộ vào lần trang đất trước khi cấy để hạn chế nhượng điểm phân nổi trên mặt nước, các lần bón thúc tiếp theo bà con có thể sử dụng phẩm NPK Lam sơn (hàm lượng NPK: 10-2-12) để bón kết hợp làm cỏ, xục bùn.

                                                                                                           Đăng bài và ảnh: Nguyễn Văn Hà

Tags : khoáng hữu cơ lam sơn mô hình phân bón phân bón lúa
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: